Xu hướng kiến trúc xanh hay còn gọi là thiết kế xanh là một cách tiếp cận để tạo ra các công trình hướng đến tính bền vững và các lợi ích về môi trường. Với mong muốn giảm thiểu ảnh hưởng từ các dự án kiến trúc về sức khoẻ con người nói riêng và hệ sinh thái nói chung, các kiến trúc sư và nhà thiết kế bền vững cố gắng lựa chọn những vật liệu hữu cơ, các nguồn năng lượng tái tạo thay thế - ví dụ như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió, các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các vật liệu địa phương để tiết kiệm thời gian vận chuyển.
Việt Nam - một đất nước nhỏ bé, với một lịch sử hơn cả thú vị, cùng nhiều dấu ấn được lột tả qua kiến trúc của những tòa nhà. Tuy kiến trúc Pháp thuộc luôn là điểm lôi cuốn du khách thế giới đến với Việt Nam, ngày nay, các công trình và dự án thiết kế xanh đang nỗ lực để tạo dấu ấn. Việt Nam chú trọng vào thiên nhiên cũng như lượng dân số dày đặc, vì vậy một bối cảnh kiến trúc mới sẽ là điểm giao đáp ứng cả hai yếu tố này.
Kiến trúc truyền thống Á Đông phần nhiều bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc của Trung Hoa, nền văn minh lâu đời nhất ở Đông Á. Các công trình kiến trúc Á Đông truyền thống thường sử dụng gỗ làm vật liệu chính để xây dựng hệ kết cấu chịu lực cho công trình và dùng sức nặng từ mái ngói của công trình để tạo sự chắc chắn. Tại từng quốc gia và từng thời kỳ mà phong cách kiến trúc có sự thay đổi nhất định. Trong thời kỳ hiện đại, kiến trúc Á Đông đã ít sử dụng gỗ hơn và du nhập nhiều ảnh hưởng từ kiến trúc phương Tây cũng như phong cách kiến trúc hiện đại trên toàn thế giới để dùng trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn bảo lưu được rất nhiều những công trình kiến trúc đặc sặc mang phong cách truyền thống Á Đông.
Có rất nhiều lợi ích kinh tế từ việc sử dụng “màu xanh" cho mọi thiết kế, bao gồm giảm chi phí trong quá trình sử dụng công trình. Cụ thể giảm đáng kể hóa đơn chi phí vận hành bao gồm điện, nước, rác thải… và khả năng thu hồi tiền đầu tư xây dựng sớm hơn..
Lợi ích về sức khỏe
Lợi ích môi trường sống